Phạm vi Trung_Quốc_bản_thổ

Phạm vi tương đối của Trung Quốc bản thổ vào cuối thời nhà Minh, triều đại cuối cùng của người Hán. Mười tám tỉnh của Trung Quốc bản thổ(Tương đương với lãnh thổ cuối thời Minh) vào năm 1875, trước khi Đài Loan tách khỏi Phúc Kiến vào năm 1885 và bị sáp nhập vào Nhật Bản năm 1895.

Không có phạm vi cố định cho Trung Quốc bản thổ, vì nó được sử dụng để thể hiện sự tương phản giữa vùng lõi và vùng ngoại biên của Trung Quốc trên các mặt về lịch sử, hành chính, văn hóa và ngôn ngữ.

Quan điểm lịch sử

Một cách để suy nghĩa về Trung Quốc bản thổ là tham khảo về các triều đại xưa của người Hán. Nền văn minh Trung Hoa phát triển từ một vùng gốc tại Trung Nguyên, và mở rộng ra trong vài ngàn năm, chinh phục và đồng hóa những dân tộc xung quanh, hoặc lại trở thành đối tượng bị chinh phục và bị ảnh hưởng. Một số triều đại như nhà Hánnhà Đường thậm chí đã mở rộng lãnh thổ đến tận vùng Trung Á, trong khi các triều đại còn lại như nhà Tấnnhà Tống thì lại bị buộc phải từ bỏ Trung Nguyên trước các đối thủ đến từ vùng Đông Bắc và Trung Á.

Nhà Minh là triều đại cuối cùng của người Hán. Triều đại này quản lý 15 đơn vị hành chính, trong đó có 13 tỉnh (布政使司, bố chính sứ ti) và hai khu vực "trực lệ". Sau khi nhà Thanh của người Mãn chinh phục Trung Hoa, triều đình nhà Thanh đã quyết định tiếp tục sử dụng hệ thống hành chính của nhà Minh để quản lý vùng đất cũ của Minh, song không áp dụng tại các lãnh địa khác của nhà Thanh là Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng. 15 đơn vị hành chính từ thời Minh đã trải qua nhiều cải cách nhỏ và cuối cùng trở thành Mười tám tỉnh (一十八行省, Mười tám hành tỉnh hay 十八省 Mười tám tỉnh). Mười tám tỉnh này được các nguồn phương Tây ban đầu gọi là Trung Quốc bản thổ. Vậy Trung Quốc bản thổ chẳng gồm Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng.

Có một số khác biệt nhỏ giữa phạm vi của Trung Quốc thời nhà Minh và phạm vi của Mưới tám tỉnh thời nhà Thanh: ví dụ, một số bộ phận của Mãn Châu trước đây đã thuộc sở hữu của tỉnh Liêu Đông nhà Minh nhưng quân Thanh đã chinh phục chúng trước phần còn lại của Trung Hoa và không đưa khu vực này vào một tỉnh nào của Trung Quốc bản thổ. Khác còn Đài Loan là vùng đất mới được nhà Thanh giành được, và hòn đảo được gộp vào tỉnh Phúc Kiến, một tỉnh của Trung Quốc bản thổ. Phần phía đông của Kham thuộc Đại Tây Tạng được gộp vào Tứ Xuyên, còn nhiều nơi nay là phía bắc Myanma được gộp vào Vân Nam.

Gần cuối thời nhà Thanh, có một nỗ lực để mở rộng hệ thống các tỉnh của Trung Quốc bản thổ ra các phần còn lại của đế quốc. Đài Loan trở thành một tỉnh riêng biệt vào năm 1885; song lại nhượng cho Nhật Bản vào năm 1895. Tân Cương được tái tổ chức thành một tỉnh vào năm 1884. Mãn Châu bị chia thành ba tỉnh Phụng Thiên, Cát LâmHắc Long Giang vào năm 1907. Cũng có thảo luận về lập tỉnh tại Tây Tạng, Thanh Hải, Nội Mông và Ngoại Mông, song những đề xuất đó đã không được thực hiện, và các khu vực này nằm ngoài hệ thống tỉnh của Trung Quốc bản thổ khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912.

Các tỉnh thời nhà Thanh là:

Mười tám tỉnh
Các tỉnh được lập thêm cuối thời Thanh

Một số nhà cách mạng tìm cách lật đổ quyền cai trị của nhà Thanh với mong muốn thiết lập ra một nhà nước độc lập bên trong giới hạn cỏa Mười tám tỉnh, được chứng tỏ bằng lá cờ 18 sao mà họ sử dụng. Còn những người khác thì ủng hộ việc thay thế toàn bộ triều Thanh bằng một nước cộng hòa mới, được chứng tỏ bằng lá cỡ ngũ sắc mà họ sử dụng. Một số nhà cách mạng, như Trâu Dung (鄒容), đã sử dụng thuật ngữ Trung Quốc bản bộ (中国本部), gần tương ứng với Mười tám tỉnh.[5] Khi nhà Thanh sụp đổ, chiếu thoái vị của hoàng đế nhà Thanh truyền lại toàn bộ đế quốc cho Trung Hoa Dân Quốc, và chính sách chính yếu của nước cộng hòa là Ngũ tộc cộng hòa, Ngũ tộc đề cập đến người Hán, Mãn, Mông Cổ, Hồi (các dân tộc theo Hồi giáo nói chung) và người Tạng. Cờ năm sọc trở thành quốc kỳ, và Trung Hoa Dân Quốc tự nhìn nhận mình là nhà nước duy nhất của cả năm khu vực dưới quyền cai quản của nhà Thanh. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thành lập vào năm 1949 và thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại đại lục, vẫn tiếp tục tuyên bố ranh giới cơ bản này, với chỉ ngoại lệ chính là công nhận Mông CổTannu Uriankhai (nay là Cộng hòa Tuva của Nga) độc lập. Do vậy, thuật ngữ Trung Quốc bản thổ không còn được sử dụng nhiều tại Trung Quốc.

Mười tám tỉnh dưới thời nhà Thanh vẫn tồn tại, song ranh giới giữa chúng đã thay đổi. Bắc KinhThiên Tân đã tách khỏi Hà Bắc (đổi tên từ Trực Lệ), Thượng Hải tách khỏi Giang Tô, Trùng Khánh tách khỏi Tứ Xuyên, Ninh Hạ tách khỏi Cam Túc, và Hải Nam tách khỏi Quảng Đông. Quảng Tây nay là một khu tự trị. Các tỉnh được thành lập vào cuối thời nhà Thanh vẫn được giữ: Tân Cương trở thành một khu tự trị, còn ba tỉnh Mãn Châu nay có ranh giới biến đổi khá lớn, trong đó Phụng Thiên được đổi tên thành Liêu Ninh.

Quan điểm dân tộc

Khu vực người Hán (màu nâu) chiếm đa số năm 1983

Trung Quốc bản thổ thường được liên hệ với người Hán, dân tộc chiếm đa số tại Trung Quốc và phạm vi của tiếng Hán, một yếu tố quan trọng giúp thống nhất người Hán.

Tuy nhiên, các khu vực của người Hán nay không tương ứng với Mười tám tỉnh thời nhà Thanh. Phần lớn vùng tây nam Trung Quốc, như nhiều khu vực tại Vân Nam, Quảng TâyQuý Châu có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, như người Choang, người Bạch, người Thổ Gia, người Miêu, hay Bố Y. Người Hán nay chiếm đa số tại hầu hết Mãn Châu, phần lớn Nội Mông, nhiều phần tại Tân Cương và phân bố rải rác tại Tây Tạng, là kết quả do sự khuyến khích di cư vào cuối thời Thanh, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dân tộc Hán không hoàn toàn đồng nhất với những người nói tiếng Hán. Nhiều dân tộc phi Hán, như người Hồi và người Mãn nay chỉ sử dụng tiếng Hán song không nhận mình là người Hán. Bản thân tiếng Hán là một thực thể phức hợp, và có thể được mô tả là một hệ gồm các ngôn ngữ có quan hệ với nhau hơn là một ngôn ngữ đơn nhất nếu tiêu chí hiểu lẫn nhau được sử dụng.